TÌM HIỂU VỀ #BỆNH_GIANG_MAI_Ở_NỮ
Do cấu tạo của cơ quan sinh dục ở dạng mở nên phụ nữ dễ bị lây bệnh giang mai hơn nam giới. Nếu không điều trị bệnh kịp thời nó không chỉ gây xấu về mặt thẩm mĩ mà còn sẽ gây ra những tổn thương tại các cơ quan trong cơ thể. Bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng đến nội tạng, viêm loét cơ quan sinh dục, phát ban ra ngoài, đau nhức cơ xương…
Do đó, tìm hiểu hình ảnh bệnh giang mai là cơ sở để chị em phụ nữ nhận biết về bệnh. Từ đó, bạn sẽ có phương án điều trị bệnh giang mai kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Bệnh giang mai ở nữ giới thường có thời gian ủ bệnh từ 10-90 ngày. Sau thời gian ủ bệnh, bệnh sẽ được chia làm 3 giai đoạn cụ thể. Dưới đây là triệu chứng và hình ảnh của bệnh giang mai ở nữ giới qua từng giai đoạn:
* Bệnh giang mai ở nữ giới giai đoạn đầu
Giai đoạn đầu, người bị giang mai thường thấy những vết trợt nông, màu đỏ, cứng và không đau, không ngứa. Các vết loét này thường xuất hiện ở cơ quan sinh dục hoặc ở miệng được gọi là các săng giang mai. Các săng giang mai cũng chính là hình ảnh bệnh giang mai ở nữ rõ ràng nhất.
* Bệnh giang mai ở nữ giới giai đoạn 2
Ở giai đoạn này hình ảnh bệnh giang mai ở nữ rõ nhất là các nốt ban màu đỏ hoặc tím. Chúng xuất hiện ở toàn thân, ngực, bàn tay… Cùng với đó là các nốt sần màu đỏ xếp lại với nhau thành từng mảng với nhiều kích cỡ khác nhau. Ngoài ra, ở giai đoạn 2, giang mai ở nữ còn kèm theo những nốt phỏng nước và loét da.
* #Bệnh_giang mai ở nữ giới giai đoạn cuối
Lúc này, những tổn thương ăn sâu vào lớp cơ, da, xương hay gồ cao lên trên bề mặt da. Giai đoạn cuối nếu không được điều trị sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, bệnh có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Giai đoạn cuối bệnh giang mai sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
#CÁCH_ĐIỀU_TRỊ bệnh giang mai ở nữ giới
Bệnh giang mai rất khó điều trị nên việc phát hiện sớm và chữa trị kịp thời là rất cần thiết. Do đó, khi nghi ngờ mình có triệu chứng của bệnh giang mai thì chị em cần đi thăm khám tại cơ sở uy tín. Tại đây, bạn sẽ được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Nếu kết quả chẩn đoán bạn bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai thì bạn phải tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Thông thường, bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh để ngăn chặn sự phát triển của xoắn khuẩn gây bệnh. Liều lượng uống hoặc tiêm thuốc còn tùy thuộc vào mức độ của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Do vậy, người bệnh không được tự ý mua thuốc hay sử dụng đơn thuốc của người khác tự chữa trị.
Hiện nay, với sự phát triển của y học, điều trị bệnh giang mai đã áp dụng phương pháp cân bằng hệ miễn dịch DNA.
...
https://phukhoa497.net/tim-hie....u-ve-benh-giang-mai-