Kinh doanh quốc tế là gì? Những điều cần biết về Kinh doanh quốc tế


Những điều cần biết về Kinh doanh quốc tế

Kể từ khi nền kinh tế mở cửa, Việt Nam đã nhanh chóng thực hiện chính sách hội nhập quốc tế thông qua việc tham gia các hiệp định thương mại, bao gồm Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước phát triển như Hàn Quốc, Ấn Độ, Châu u,...

Do vậy, các ngành kinh tế đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế đang được thị trường nhân lực chú tr ọng đầu tư. Với tiềm năng thị trường cùng nhiều cơ hội phát triển, ngành Kinh doanh quốc tế đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía sinh viên cũng như doanh nghiệp. Vậy Kinh doanh quốc tế là gì?

Kinh doanh quốc tế là tên ngành được ghép từ hai cụm từ “kinh doanh” và “quốc tế”. Trong đó, “kinh doanh” là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa nhằm mục đích sinh lời, còn cụm từ “quốc tế” dùng để chỉ quy mô địa bàn hoạt động lớn với phạm vi ra khỏi biên giới của một quốc gia cụ thể.

Rõ ràng, khi ghép nghĩa hai cụm từ này lại, ta có thể hiểu ngành Kinh doanh quốc tế là ngành nghiên cứu về các hoạt động thương mại nhằm thúc đẩy việc chuyển giao hàng hóa, dịch vụ, tài nguyên, con người, ý tưởng và công nghệ xuyên ranh giới giữa các quốc gia.


Kinh doanh quốc tế học những gì?

Sinh viên Kinh doanh quốc tế sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, toán kinh tế, hành vi tổ chức, phương thức tiếp thị,...

Đồng thời, trong giai đoạn học chuyên ngành hẹp, sinh viên Kinh doanh quốc tế sẽ được học về môi trường kinh doanh, cạnh tranh quốc tế, các thể chế chính trị và kinh tế quốc tế.

Tố chất để học Kinh doanh quốc tế

Để theo học Kinh doanh quốc tế, bạn nên có những tố chất sau:
- Có đam mê với lĩnh vực kinh doanh
- Khả năng giao tiếp, thuyết trình tốt: Khi nhắc đến ngành nghề kinh doanh, tố chất quan trọng hay được nhắc đến là khả năng giao tiếp. Tương tự, nhân sự ngành Kinh doanh quốc tế cần phải có khả năng giao tiếp và thuyết trình tốt để có thể trình bày mạch lạc ý kiến cũng như giải quyết tốt các vấn đề mâu thuẫn trong những thương vụ đàm phán với khách hàng.
- Nắm bắt và xử lý nhanh nhạy các thông tin: Trong môi trường quốc tế biến đổi liên tục, người làm kinh doanh cần phải có sự nhanh nhạy trong thu thập và xử lý thông tin một cách logic để đảm bảo rằng việc vận hành doanh nghiệp luôn thích ứng linh hoạt với môi trường bên ngoài.
- Chăm chỉ, kiên trì và chịu được áp lực tốt, thích môi trường cạnh tranh: Như đã đề cập, môi trường quốc tế luôn biến đổi nên nhân sự Kinh doanh quốc tế cần phải "giữ vững" thái độ làm việc, chăm chỉ và kiên trì trước những khó khăn và cạnh tranh bên ngoài.
- Có khả năng ngoại ngữ: Đây là tố chất cực kì quan trọng mà mỗi sinh viên Kinh doanh quốc tế đều cần phải có vì môi trường làm việc của các bạn chắc chắn sẽ phải tiếp xúc với nhiều khách hàng đến từ các công ty đa quốc gia.


Đặc biệt, các bạn còn được tìm hiểu chuyên sâu về các vấn đề pháp lý quan trọng đối với các giao dịch kinh doanh quốc tế, quy định thương mại, hợp đồng quốc tế, tài liệu xuất nhập khẩu và tài chính, cấp phép sở hữu trí tuệ, dịch vụ và giao dịch điện tử.


Cơ hội việc làm của ngành Kinh doanh quốc tế

Trong những năm gần đây, với sự xuất hiện của thương mại điện tử, việc thương mại toàn cầu đang cực kỳ phát triển và kéo theo đó là sự phát triển của các ngành nghề liên quan, trong đó có ngành Kinh doanh quốc tế. Theo dự báo của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhu cầu tuyển dụng của nước ta với nhóm ngành Kinh tế - Quản trị - Marketing - Xuất Nhập khẩu - Logistics chiếm khoảng 40% tổng nhu cầu tuyển dụng, trong đó nhu cầu lao động thời vụ chiếm khoảng 25%.

Sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế sau khi tốt nghiệp có thể làm ở những vị trí sau:
● Nhà tư vấn Kinh doanh quốc tế quốc tế
● Chuyên viên hoạch định tài chính quốc tế
● Chuyên viên nghiên cứu thị trường quốc tế
● Chuyên viên Marketing quốc tế
● Chuyên viên quản trị chuỗi cung ứng
● Chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế
● Chuyên viên xúc tiến thương mại
● Nhân viên xuất nhập khẩu
● Nhân viên kinh doanh cước tàu biển, hàng không


Mức lương của ngành Kinh doanh quốc tế ở Việt Nam

Ở Việt Nam, mức lương trung bình của ngành Kinh doanh quốc tế dao động từ 8 - 20 triệu đồng/tháng. Đối với sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm chưa nhiều, mức lương của ngành Kinh doanh quốc tế sẽ dao động từ 8 – 10 triệu/tháng. Sau nhiều năm “thực chiến,” nhân sự có nhiều kinh nghiệm có thể đạt được mức lương lên đến 15 triệu/tháng.

Cần trau dồi những gì khi học Kinh doanh quốc tế?

Bên cạnh các kiến thức chuyên môn, sinh viên chuyên ngành Kinh doanh quốc tế cần trau dồi thêm vốn luyến ngoại ngữ và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong thời đại số.
Ngoại ngữ

Đây là một phần không thể thiếu trong Thế giới kinh doanh quốc tế. Bạn cần có khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Anh hoặc bất kỳ ngôn ngữ nào để dễ dàng tương tác, làm việc với khách hàng, đối tác và nhà cung cấp đến từ đa quốc gia. Ngoài ra, bạn nên làm quen với thuật ngữ, tài liệu hợp đồng, tài liệu xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế để nắm bắt thông tin nhanh và chính xác.

Ứng dụng công nghệ thông tin

Trong thời đại công nghệ phát triển, người làm kinh doanh cần nhanh chóng nắm bắt được cách vận hành các công cụ để tối ưu hóa chi phí. Đó cũng là lý do Đại học FPT Cần Thơ đưa các khóa Hệ thống thông tin vào chương trình giảng dạy. Hệ thống thông tin giúp sinh viên hiểu được cách thiết kế, phát triển và sử dụng các công cụ công nghệ thông tin để thu thập, lưu trữ, phân tích và truyền đạt dữ liệu.

Nhà Tuyển dụng thường yêu cầu gì đối với sinh viên Kinh doanh quốc tế?

- Kiến thức chuyên môn về ngành Kinh doanh quốc tế như kế toán tài chính, phân tích rủi ro kinh doanh, quy định thương mại quốc tế, hợp đồng quốc tế,...
- Kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, thuyết trình, phản biện,...Đặc biệt, nhà tuyển dụng thường đánh giá cao nhân sự Kinh doanh quốc tế có kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp
- Khả năng ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung,...thường sẽ được doanh nghiệp yêu cầu và là một lợi thế khi sinh viên Kinh doanh quốc tế ứng tuyển vào các công ty đa quốc gia
- Thái độ cầu tiến trong công việc, tinh thần làm việc trách nhiệm, khả năng xử lý vấn đề tốt.
https://cantho.fpt.edu.vn/kinh....-doanh-quoc-te-la-gi

Kinh doanh quốc tế là gì? Những điều cần biết về KDQT
Favicon 
cantho.fpt.edu.vn

Kinh doanh quốc tế là gì? Những điều cần biết về KDQT

Ngành Kinh doanh quốc tế ở Việt Nam hiện đang “bùng nổ” về nhu cầu nhân lực. Cùng Đại học FPT tìm hiểu ngành Kinh doanh quốc tế là gì nhé!