Ngày nay khuyên tai 2 lỗ đẹp đang được rất nhiều người chú ý. Vị trí xỏ khuyên tai không chỉ dừng lại ở phần dái tai và số lỗ xỏ cũng không giới hạn ở con số 1. Chính vì vậy đã tạo ra nhiều phong cách xỏ lỗ tai khác nhau nhưng cực kỳ thời thượng. Hãy cùng Phụ Kiện Artemis khám phá 6 kiểu sỏ khuyên tai 2 lỗ sau đây!
1. Xỏ lỗ 2
Xỏ khuyên tai 2 lỗ đẹp hay còn gọi là xỏ khuyên vết rắn cắn, tức là người ta sẽ bấm 2 lỗ liền kề nhau. Với phong cách xỏ tai này, bạn có thể đeo mỗi lỗ một kiểu bông tai khác nhau hoặc đeo kiểu bông tai nối giữa 2 lỗ. Bên cạnh đó, người xỏ khuyên tai theo phong cách này cũng rất cần chú ý đến vệ sinh bởi 2 lỗ sát cạnh nhau có thể gây ra sưng mủ và khó lành hơn. Khi mới xỏ khuyên về, hãy hạn chế ngủ nghiêng người sang phía tai có lỗ xỏ trong vài tuần và thường xuyên vệ sinh bằng nước muối sinh lý.
Khuyên tai 2 lỗ
Với phong cách xỏ tai này, bạn có thể đeo mỗi lỗ một kiểu bông tai khác nhau...
...hoặc đeo kiểu bông tai nối giữa 2 lỗ.
2. Khuyên tai 2 lỗ Xỏ sụn tai Tragus
Xỏ sụn tai Tragus là xỏ khuyên ở những vị trí nằm trên phần sụn dày ở tai.Lưu ý là xỏ khuyên ở những vị trí sụn khá đau nên người xỏ cần từ 3 đến 6 tháng để vết thương lành hoàn toàn. Đừng quên vệ sinh tai thường xuyên 2 lần/ngày và hạn chế dùng tay sờ lên tai.
Xỏ sụn tai Tragus là xỏ khuyên tai ở những vị trí nằm trên phần sụn dày ở tai.
Ở những vị trí xỏ trên phần sụn tai này thì bạn nên đeo các kiểu khuyên nụ nhỏ xinh thôi nhé.
3. Khuyên tai 2 lỗ Xỏ lỗ Conch
Khuyên tai 2 lỗ Xỏ lỗ Conch là một xu hướng hot ở khoảng thập niên 90. Vị trí xỏ theo phong cách này sẽ nằm ở phần sụn phía trong tai chứ không phải trên vành tai. Thường thì người ta sẽ đeo một chiếc khuyên tròn vòng ra ngoài vành tai. Tất nhiên xỏ khuyên ở vị trí này khá đau và thời gian lành cũng không hề ngắn, bạn có thể phải mất khoảng 1 năm để lành hẳn,tùy vào cơ địa của từng người.Ở những vị trí xỏ lỗ Conch thì người ta thường đeo khuyên tai tròn vòng ra ngoài vành tai giống như những chiếc còng.
4. Khuyên tai 2 lỗ Xỏ lỗ Daith
Vị trí xỏ lỗ Daith là nằm ở phần sụn phía vành tai trong. Thời gian lành sau khi xỏ khuyên tai ở vị trí này cũng khá lâu, chừng khoảng 3 đến 9 tháng. Chính vì thế tốt nhất là bạn chỉ nên bấm 1 lỗ nếu không muốn bị đau nhiều và lâu lành hơn. Ngoài ra, ở vị trí này bạn chỉ nên đeo chiếc khuyên vòng trơn nhẹ để không làm tổn thương tai.Xỏ lỗ Daith khá đau và lâu lành. Ở vị trí này bạn chỉ nên đeo chiếc khuyên vòng trơn nhẹ để không làm tổn thương tai.
5. Bấm lỗ ở phần sụn phẳng
Phần sụn phẳng nằm gần vành tai ngoài phía trên là một trong những vị trí xỏ khuyên được nhiều bạn trẻ áp dụng vì nó có thời gian chữa lành ít hơn các phần sụn nhấp nhô một chút. Tuy nhiên, bạn không nên cùng lúc bấm tới 3 - 4 lỗ ở phần này, cứ thử bấm 1 lỗ trước để xem mức độ hồi phục ra sao đã nhé.Bấm lỗ tai ở phần sụn phẳng hợp để đeo những chiếc đinh tán nhỏ, khuyên tai nụ...
...hoặc những chiếc khuyên tai hình chữ cái.
6. Bấm theo hàng
Nhìn chung thì bấm lỗ tai ở những phần sụn sẽ thường gây đau hơn so với bấm ở phần dái tai mềm. Chính vì vậy, những ai sợ đau mà vẫn muốn thật cá tính thì hãy thử phong cách bấm nhiều khuyên nối tiếp theo hàng lên phần thùy mềm và đảm bảo khoảng cách để không gây viêm nhiễm khó lành. Tuy nhiên, phải tùy theo kích cỡ tai để bấm số lượng lỗ khác nhau, những người có phần thùy mềm ở tai nhỏ thì không thể bấm quá nhiều lỗ.Bấm khuyên tai ở phần thùy mềm đỡ đau hơn ...
... và cũng đem lại sự sang chảnh không kém khi bấm ở những vị trí khác.
Bé gái lớp 5 xỏ khuyên đầy mặt, hát rap chửi thề
Có thể đối với nhiều người, việc xỏ khuyên tai là một đam mê nhưng cũng không ít người sợ đau. Thực ra, độ đau của việc bấm lỗ tai không đồng nhất giữa các vị trí bấm. Ví dụ bấm ở dái tai sẽ ít đau, ít chảy máu và nhanh lành hơn, còn ở những vị trí sụn tai như: vành tai trên, vành tai trong, lỗ helix, lỗ ngang scaffold, lỗ rook, lỗ daith… thì đều khá đau. Vì vậy, hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định làm đẹp nhé!