Bán thịt heo có tội không, làm sao để sống tốt?
Rất nhiều người Phật tử hiện nay đều có chung một thắc mắc, đó chính là bán thịt heo có tội không. Bởi nhiều người được nghe nhiều đến 5 ngành nghề Đức Phật khuyên các Tỳ kheo không nên làm, bao gồm có nghề buôn bán thịt.

Có nên làm nghề mua bán thịt lợn không?
Nghề buôn bán thịt – 1 trong 5 nghề Đức Phật khuyên không nên làm
Trong Kinh Tăng chi bộ, Đức Phật có dạy: “Có năm nghề buôn bán, này các Tỳ-kheo, một nam cư sĩ không nên làm. Thế nào là năm? Buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu, buôn bán thuốc độc” (Chương 5, phẩm Nam cư sĩ, phần Người buôn bán).

Có thể thấy, từ xa xưa, Đức Phật của chúng ta đã đưa ra lời khuyên không nên hành nghề buôn bán thịt. Nếu quan tâm đến vấn đề này, chắc hẳn quý bạn đọc sẽ thấy có khá nhiều quan điểm bàn luận khác nhau. Theo đó, chúng tôi xin đưa ra 2 khuynh hướng chủ yếu, đó chính là: 1- Bán thịt heo bằng cách trực tiếp giết mổ, buôn bán (nghề đồ tể) và 2- Bán thịt heo bằng cách mua của những người làm nghề đồ tể, hoặc ra lệch cho người khác giết hại để mình mang đi bán, tiêu thụ.
Vấn đề bán thịt heo có tội không được đặt ra?
Như vậy, vấn đề đã được đặt ra, vậy việc bán thịt heo có tội không. Bởi nhiều người nói rằng: “Tôi chỉ bán thịt, không giết hại nên không được kết là có tội”. Xét về bản chất tạo ác nghiệp thì tất nhiên không bằng so với người làm nghề đồ tể. Những người làm nghề đồ tể, trực tiếp giết hại mạng sinh vật, nghiệp sát của họ rất nặng, đây là điều không có gì đáng bàn cãi.

Tuy việc bán thịt không được quy về ác nghiệp, nhưng lại là “cộng nghiệp”. Cộng nghiệp ở đây bắt nguồn từ việc “tỳ hỉ sát” – nghĩa là những người này ủng hộ, hoan hỉ những việc giết hại để mình có thịt để kinh doanh, buôn bán, kiếm lợi nhuận.
Những người nghiên cứu, tìm hiểu và đi sâu vào Phật Pháp sẽ biết được, Luật nhân quả có 3 hình thức, là giết hại, buôn bán và tiêu thụ. Người trực tiếp giết hại có phải vay trả nhiều nhất, sau đó mới đến người buôn bán, người tiêu thụ.

Việc buôn bán thịt heo với đầy rẫy những thịt, xương, máu huyết,… bày ngổn ngang lâu dần sẽ khiến những người này cảm thấy bình thường, sắc lạnh, trong khi những người khác thì thấy sợ hãi vì nhuốm màu đau khổ. Một đôi bàn tay ngày nào cũng nhuốm đầy máu tươi để cắt, xẻ, chặt thịt xương để bán cho người sư dụng tuy không trực tiếp đoạn tuyệt mạng sống, nhưng lại tiếp nối cho việc phân chia mạng sống.

Lâu dần, tâm tính từ bi của những con người này có thể bị tác động tiêu cực. Chúng ta có thể thấy, nhiều người hành nghề bán thịt heo nói riêng và bán thịt khác nói chung tâm khó bình an, ít được thảnh thơi. Thậm chí cũng có nhiều người rơi vào tình trạng gia đạo bất an, hoạn nạn ập liên tiếp ập đến. Việc cải tử luân hồi để thay thế mạng, chiến tranh xung đột từ việc giết hại, cũng là điều có thể xảy ra.

Vậy, việc bán thịt heo có tội hay không phải nhìn nhận từ chính quan điểm của mỗi người. Và đặc biệt phải được nhìn từ tâm từ bi, lòng trắc ẩn của mỗi người để thấu rõ cặn kẽ và chu đáo.

Tránh cộng nghiệp, hành nghề chánh mạng tâm bình yên
Không chỉ dừng lại ở câu chuyện bán thịt heo có tội không, Tỳ kheo, cư sĩ, và mỗi người trong chúng ta cần thấu nhiều hơn thế. Đừng dừng lại ở vòng loay hoay không biết mình bán thịt heo có tội hay không.

Phàm ở đời, dù làm bất cứ công việc nào cũng sẽ có cái nghiệp riêng của nó. Không trực tiếp giết hại mạng chúng sinh, nhưng không có nghĩa chúng ta chắc chắn không có tội lỗi. Tội lỗi có thể là kết quả của cả một quá trình lâu dài, cộng nghiệp mà ra. Có thể những cộng nghiệp này chúng ta lại bỏ qua, không hề hay biết, hoặc thậm chí cố tình không muốn biết.

Việc lựa chọn bất cứ ngành nghề nào, chúng ta cần phải dùng tâm tư bi, trí tuệ để soi đường chỉ lối. Không nên lúc nào cũng lo lắng bán thịt heo có tội không, làm nghề này có tội không, mà hãy tự hỏi chính bản thân mình là có nên làm những ngành nghề này không khi lương tâm cho/hoặc không cho phép. Đức Phật không bắt ép tất cả chúng ta phải sống đoạn tuyệt với nghề. Nếu được, người Phật tử có thể thay đổi nghề nghiệp để phù hợp hơn với đạo đức, bản án lương tâm.

Song song với việc hạn chế tối đa những cộng nghiệp, lấy tâm tư bi trí tuệ soi sáng để chọn nghề làm nghề, nương tựa vào những ngành nghề chánh mạng, người Phật tử cũng nên tích cực làm điều phước lành, vun đắp cho công đức được “đâm chồi nở hoa”.

Trên đây là một số chia sẻ về việc bán thịt heo có tội không quý bạn đọc, quý Phật tử có thể tham khảo để hiểu hơn về ngành nghề này cũng như sự suy xét từ phạm trù đạo đức, lời Đức Phật dạy.

Bài viết trên đây chỉ mang tính chất quan điểm cá nhân, có thể chưa làm hài lòng được tất cả mọi người bởi mỗi người mỗi cách nhìn khác nhau. Sống Đời Blog chúng tôi hoan nghênh nhận được nhiều chia sẻ, tâm tư của quý độc giả về vấn đề này cũng như nhiều kiến thức hữu ích khác. Rất hân hạnh được kính chào đón quý độc giả 4 phương./ #huongnghiep #nghenghiep #banthitheo #banthitlon

Phúc Thảo
Nguồn: https://songdoi.org/ban-thit-heo-co-toi-khong.html

Bán thịt heo có tội không, làm sao để sống tốt hơn?
Favicon 
songdoi.org

Bán thịt heo có tội không, làm sao để sống tốt hơn?

Như vậy, vấn đề đã được đặt ra, vậy việc bán thịt heo có tội không. Bởi nhiều người nói rằng: “Tôi chỉ bán thịt, không giết hại nên không được kết là có tội”.